Gia Phả OnLine


IP Address
Unique Hits


Họ Bùi
Họ Lương
Họ Mai Họ Mai (bổ túc-Thủ bút của cố Mai Xuân Trúc)
Họ Ngô


Họ Nguyễn
Họ Trịnh
Họ Vũ




Trang Chính Gia Phả
E-mail to Ngô Ngọc Nguyện

1. Đọc bài Tham Khảo của ông Vũ Ngọc Hải bàn về việc làm cuốn Gia-Phả

2. Phả Hệ Liên Tộc Online

3.Bài ca vè họ Ngô

4.Đôi Dòng Về Ông Tổng Mão Qua Lời Tâm Sự Của Cụ Ngô thị Lộc là cháu nội

VietnamNews Banner


Đôi Dòng Về Ông Tổng Mão Qua Lời Tâm Sự Của Cụ Ngô thị Lộc là cháu nội

Căn cứ vào bút tích của ông tổng Mão thì " ông thượng tổ Thanh" được ban thưởng chức tổng tri thời nhà Lê", theo như chúng tôi đoán có lẽ là thời Hậu Lê (~1700) và cho đến đời ông tổng Mão mới có thêm một người tước "tổng"(1888) ; tức là sau gần 200 năm. Tưởng nên nhắc lại ở đây về tổ chức hành chánh VN thời quân chủ; vua cắt đặt các vị quan từ triều đình cho tới cấp tỉnh và cuối cùng là huyện, còn gọi là quan tỉnh hay quan huyện; sau này chức quan tỉnh được gọi là đốc-phủ-sứ v.v... Mỗi huyện gồm có nhiều xã và mỗi xã gồm nhiều làng. Chức vụ xã do các lý-trưởng, nhiều xã hợp lại thành tổng do "tổng" hoặc "chánh tổng" trông coi trực tiếp. Các chức vụ địa phương nhỏ này đều do quan huyện chỉ định.

Như vậy chức chánh tổng là cao nhất mà người xứ Trung Thành đạt được, và người làng Trung Thành ít người tham chính, phần đông họ khuyến khích con cái đi tu, vì vậy mới có câu vè:

Quan Hành Thiện - Cụ Trung Thành

Nếu kể đến nhiều người làm quan thì phải nói tới làng Hành-Thiện thuộc tỉnh Nam Định, còn các cha-cụ, thì làng Trung Thành chiếm đa số; có phải đây cũng là hồng ân Thiên Chúa đã ban cho qua 32 vị tử-đạo thuộc làng Trung Thành đã gieo hạt giống đức tin? Làng đã cung hiến cho giáo hội rất nhiều tu sĩ linh mục, điều này chứng tỏ rằng làng Trung thành cũng như các làng công giáo khác không thiếu những vị tài giỏi. Nói xa hơn nữa, các xứ đạo Công giáo ở Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, ít có người tham gia chính quyền, có lẽ một phần là xứ nông nghiệp, một số gia đình thì cho con đi tu theo tây học, còn lại là được học chữ Hán do các thầy đồ tới nhà dạy, phải mất ít nhất 5,10 năm mới học hết các mẫu tự chữ Hán (Khoảng trên 3000 chữ), với kiến thức không ngoài sách "Tam tự Kinh" đó là chưa kể tới "tứ thư" "ngũ kinh". Khi học xong thì cha mẹ cũng chuẩn bị "dựng vợ gả chồng" và rất ít gia đình nào cho con cái đi học cao hơn nữa; riêng ông tổng Mão được "du học" tại Thanh Hóa nên mới có trình độ học vấn cao hơn các người khác ở trong làng.



Theo như tài liệu (1) của ông Ngô Đức Thịnh, ông tổng Mão được làm chức lý trưởng năm vua Tự Đức thứ 35 tức là năm Nhâm Ngọ 1882;(2) có nghĩa là phải sau hơn 20 năm luật cấm đạo của vua Tự Đức bị bãi bỏ

Hai năm sau (1884) thì được thăng chức phó tổng Kiên lao đời vua Hàm Nghi nguyên niên(1884-1885);(2)

và đến năm 1888 thì lên chức "chánh tổng" Kiên Lao đời vua Đồng Khánh.



Ông tổng Mão có các người con với bà chính-thất là bà Nguyễn thị Luyến sinh ra các ông Ngô viết-Ngạn, cụ Ngô viết Mẫn, cụ Ngô viết Kiển; cụ Ngô viết Bật, bà trùm Trắc,chồng họ Mai, và bà lý Hai(bà Tôm). Cụ bà kế thất thường gọi là cụ Điều, sinh được một trai là cụ Ngô Đức Mậu (tên thường gọi là cụ ký Tất). Cụ có nột dưỡng tử là ông Ngô Tíu gốc người Trà Lũ.

Ông Mậu có 3 người con là ông Phúc( ông Nguyễn Đức Thịnh là người làm cuốn gia phả họ Ngô là con ông Phúc), bà Lộc và bà Hảo( bà Hảo là con bà kế mẫu).



Sau năm 1975, cụ Ngô thị Lộc là cháu nội ông Tổng Mão đã định cư tại vùng Little Saigon một thời gian và trước khi qua đời (Nov 13th, 2000) cụ đã dời lên Seattle (WA) ở với người con trai. Người viết bài này có dịp thăm hỏi và hàn huyên với cụ Lộc nhiều lần về tộc hệ và những câu chuyện xảy ra trong làng, và trả lời câu hỏi tại sao làng Trung thành là làng toàn tòng nhưng cụ Lộc (là con gái ông ký Tất) lại theo đạo Phật, thì cụ cho biết bà Điều là kế thất của ông tổng Mão theo đạo Phật. Sau khi hưu trí, và để khỏi vướng mắc về phần đạo, ông tổng Mão đã mua thổ cư cho mẹ con bà Điều sinh sống ở Hội Khê (3) là làng đôi diện với làng Trung Thành một con sông.

Riêng về phần đạo, Trước khi bà Điều qua đời, bà đã được hưởng hồng ân cứu rỗi qua phép rửa tội. Nhưng các con cháu bà Điều thì vẫn giữ đạo Phật.

ông tổng Mão sau khi hưu trí, ngài sống rất đạo hạnh và hăng say hoạt động tông đồ và có thời làm trùm chánh(có thể vào đầu thế kỷ 20). Trong bài viết(4) của ông Bùi Ngọc Riềm thì "xứ Trung Thành trải qua các đời ông chánh Triệu ông trùm Hiểu , đến ông tổng Mão là xuất sắc hơn cả".

Ngô Ngọc-Nguyện

Portland, OR

Sept/2016

______________________________________________________________________________

Chú thích:

(1) Ngô Đức Thịnh - "Gia Phả Họ Ngô" - Phát hành 1996 (bản viết tay).

(2) Trần Trọng Kim - "Việt Nam Sử Lược".

(3) Làng Hội Khê là tên gọi trước năm 1954.

(4) Bùi Ngọc Riềm - "Lược Sử Xứ Trung-Thành từ khi nhận ánh sáng phúc âm"

_______________________________________________________________________________