NO2_2_6_6_6_1:Tỵ Nạn Cộng-Sản năm 1954 của Ông bà trùm Rĩnh - (Gb. Ngô Suý Rĩnh)
  • Con của : Ô cố Chung


    • Gb. Ngô Suý Rĩnh; (1881+24/4/1958) - M. Ngô thị Liễu (Con ông bà Cố Ngô Viết Tự )



      Lời giới thiệu: Hiệp định Paris năm 1954 được ký kết giữa Pháp và Cộng Sản VN do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gây nên bao cuộc chia lìa đầy tang thương và nước mặt, các gia đình bị chia ly giữa cha con, vợ chồng, v.v... Ông bà Ngô Súy Rĩnh là một trong những câu chuyện được ghi ra đây để sau này con cháu có dịp nhớ tới.

      Hiệu đính tháng 4 năm 2018: Nhân dịp về giáo xứ Trung Thành dự lễ thượng thọ bà Lương thị Xuân 85 tuổi, tôi có dịp ra nghĩa trang giáo xứ Trung Thành và thu thập được nhiều chi tiết như sau: Trong quần-mộ ông bà cố Tự có bà trùm Rĩnh, bà Tụng(cả). (bà Tụng cả đã chôn ở nghĩa trang ở gần Hà nội, nhưng sau năm 1954 được cải táng về Trung Thành.



      Năm 2001 trong dịp đi du lịch Hoa-Kỳ, bà Ty (tên tục là Mến - qua đời năm 2006) con gái út của ông Trùm Rĩnh đã cho biết thêm chi tiết về dòng họ bà trùm Rĩnh như sau: Bà trùm Rĩnh là con của ông bà cố Tự họ Ngô, sanh ra cha Thịnh là cha chính tại nhà thờ chính toà địa phận Bùi Chu đời đức cha Hồ Ngọc Cẩn. Cha Thịnh là con của bà trước; sau khi mẹ cha Thịnh qua đời, ông cố Tự tục huyền và sanh ra bà trùm Rĩnh. Ông trùm Rĩnh theo gia đình ông bà Hiệt vào miền Nam VN năm 1954 và tạ-thế năm 1958 tại giáo xứ Kim Châu Ban-mê-thuột, còn bà trùm Rĩnh ở lại ngoài bắc, chữa rõ ngày qua đời của bà và được an táng tại nghĩa trang Trung Thành (nay là xã Hải Vân), huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định



      Sau này có dịp các cháu chắt đọc những trang gia phả này, sẽ thắc mắc tại sao ông một nơi, bà một nẻo? Hy vọng những dòng viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi trên đây. Người ta thường nói "Tha phương cầu thực" có ý khinh chê những người vì thất bại nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình để ra đi nơi phương xa lập nghiệp. Con cháu ông Trùm Rĩnh cũng là một trong những gia tộc của làng Trung thành phải bỏ xứ ra đi vào miền nam sinh sống sau năm 1954 không phải vì lý do kinh-tế. Con cháu ông Trùm Rĩnh và hàng trăm ngàn người Việt một lần nữa năm 1975, lại phải rời bỏ quê hương VN với hai bàn tay trắng để tìm tự do, và hiện nay con cháu Trung thành có mặt rải rác các nơi trên thế giới. Các dòng sau đây người viết muốn ghi lại ngọn nguồn các cuộc chia ly đầy tang thương và tràn đầy nước mắt của gia đình ông trùm Rĩnh thời gian năm 1954.



      Phải lược thuật ra đây cho các cháu hiểu rõ hơn qua dòng lịch sử nước Việt vào đầu thế kỷ thứ 20, VN hoàn toàn bị Pháp đô hộ cho tới đệ nhị thế chiến, mặc dù Pháp thua Nhật ở mặt trận Đông Dương và Nhật-bản kiểm soát VN trong giai đoạn này, nhưng quân đồng minh trong đó có Pháp đã thắng phe trục ở Âu Châu. (Phe trục gồm Ý, Đức và Nhật). Sau khi Nhật đầu hàng Mỹ ở Á Châu và giải giới Nhật ở VN do quân đồng minh, nhưng Pháp vẫn còn tham vọng đô hộ lại VN; trước đó cũng đã có nhiều phong trào kháng chiến chống Pháp; phần đông những phong trào ái quốc này gồm các thanh niên VN có tinh thần quốc gia dân tộc chỉ mong có một quốc gia độc lập, tự do. Các đảng phái ái quốc bị phân tán nên do sự lãnh đạo của ông Nguyễn Hải Thần với mục đích đoàn kết các lực lượng chống Pháp thành một khối lấy tên là "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội" được gọi tắt là Việt-Minh. Ban đầu lực lượng Việt Minh bao gồm nhiều đoàn thể và đảng phái quốc gia ái quốc và đảng Cộng sản Đông Dương chưa xuất đầu lộ diện. Những thành phần Cộng Sản nằm trong Việt Minh chống Pháp thì ít mà thủ tiêu hoặc tố giác với Pháp các thành phần ái quốc thì nhiều, cuối cùng lực lượng Việt Minh hoàn toàn bị kiểm soát bởi Cộng Sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo. Người dân còn "mách khoé" nói đảng Việt Minh bằng hai chữ viết tắt VM là VẸM, để nói lên sự dối trá, lừa gạt của CSVN. Viết những dòng "chính sử" này để các cháu hiểu biết thêm.



      Phía bắc VN là Trung Quốc bị thống trị bởi ông Mao Trạch Đông kể từ năm 1949, ông là người đánh bại và đuổi Quốc Dân Đảng của ông Tưởng Giới Thạch ra một đảo nhỏ là Đài Loan. Xã hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu cách mạng bằng chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Tại miền bắc Việt Nam đã bắt chước chương trình này từ 1950 tới 1956 với các cố vấn Trung Quốc từ cấp huyện.(Đọc "Ba người khác" - Tô Hoài). Trong chương trình CCRĐ, các địa chủ bị tịch thu tài sản và xử tử. Ngày nay nhìn lại những đoạn phim ảnh tài liệu của viện công khố Sô Viết được "giải mật" sau khi Cộng Sản Liên Sô sụp đổ đã cho thấy có những cảnh đấu tố rất dã man, và man rợ không còn "tính người" như cảnh con tố cáo cha, vợ tố khổ chồng, tớ tố cáo chủ v.v... qua những ngôn từ lỗ mãng thiếu giáo dục trái ngược với nền đạo đức của dân tộc Việt vẫn có từ ngàn xưa.



      Thi hành CCRĐ cùng thời với mở rộng cuộc chiến tranh du kích tấn công vào các lực lượng của nhà cầm quyền Pháp trên lãnh thổ VN. Họ áp dụng theo đúng sách lược của Trung Quốc là "Lấy nông thôn bao vây thành thị, lấy rừng núi chế ngự đồng bằng". Việt Minh dần dần kiểm soát các làng xã, làng Trung Thành cũng không tránh khỏi tình trạng bất an, ban ngày thì dưới quyền kiểm soát của Pháp, ban đêm Việt Minh lén về làng bắt các thành phần gọi là "trí thức" nào không cộng tác với họ. Những cảnh tang tóc xảy ra cho người dân nơi đây. Một đợt bắt gồm có các ông lý Cúc là lý trưởng, ông trùm Cầu, và hai người con trai của ông Trùm Rĩnh là ông Tụng và ông Hiệt, còn ông cố Trúc trốn thoát đươc. Các người này bị giam tại nhà tù nổi tiếng của Cộng Sản là "Đầm Đùn" còn có tên là "Lý Bá Sơ" ở địa phận Thanh Hoá. Đầm đùn là nơi "sương lam chướng khí", một vùng nước độc, cộng với thời tiết khắc nghiệt, mùa đông thì gió rét cắt da thịt, mùa hè thì oi bức; cuộc sống tù đày thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vệ sinh căn bản cho một con người; cả một trại tù lớn như thế mà chỉ có một cái giếng nước duy nhất cho hằng ngàn tù nhân.("Trại Đầm Đùn" xuất bản tại Miền Nam VN năm 1972) Các tù nhân bị hành hạ thể xác, cộng thêm với rừng thiêng nước độc nên phần lớn chết trong tù. Làng Trung Thành có ông lý Cúc bị tra tấn dã man tới độ kiệt sức và chết trong tù. Có những lần bị tra tấn bằng những máy phát điện quay tay(dynamo nhỏ) với dòng điện cao thế chuyền qua dây điện được cắm vào đầu "dương vật". Mỗi người bị bản án từ một tới một năm rưỡi. Có một sự màu nhiệm nào đó đã gìn giữ các ông này sau gần hai năm tù để có ngày trở về sum họp với gia đình. Người được thả ra cuối cùng là ông Hiệt vào đầu năm 1949. Nghe nói là (Bà Quỳnh kể lại) ông trùm Rĩnh phải bán một số ruộng để có tiền hối lộ cho ông Tụng và ông Hiệt được ra tù. Việc này cho thấy cũng có nhiều thối nát tham nhũng trong guồng máy cai trị của Việt Minh.



      Người dân Trung Thành và những làng Công giáo toàn tòng khác thuộc các địa phận Bùi Chu, Phát Diệm, v.v... nhận chân ra sự dã man, thất nhân tâm của Việt Minh đối với người Công Giáo. Chính quyền thuộc địa Pháp bắt đầu thành lập các đơn vị quốc gia do các sỹ quan người Việt chỉ huy để chống lại các nhóm du kích Việt Minh. Làng Trung thành bắt đầu ly tán, phần lớn các thanh niên phải trốn bỏ làng để tình nguyện vào các lực lượng quốc gia chống lại Việt Minh Cộng Sản, nhiều gia đình trốn bỏ làng quê vào các thành phố sinh sống và gọi tắt là "đi tề" (do chữ re-entré) trong làng chỉ còn lại một số đàn bà con nít.

      Một trang sử mới được mở ra cho Việt Nam năm 1954 bằng hiệp định Genève giữa Pháp và Cộng Sản VN. Sau gần 100 năm bị Pháp đô hộ, xương máu người Việt bị đổ ra quá nhiều để giành lại độc lập thì nước Việt lại bị chia đôi, với hoàn cảnh này, làng Trung Thành cũng không tránh được những cảnh chia ly, như trường hợp ông trùm Rĩnh .



      Năm 1954 trước khi chia đôi đất nước, là thành phần địa chủ, Ông bà trùm Rĩnh trốn quê lên ở với gia đình ông bà Hiệt tại Hà nội. Trong lúc chờ thủ tục di cư, tới ngày ra đi, bà trùm Rĩnh đổi ý định vào Nam và về lại nhà quê theo sự khuyến dụ của ông Kính và ông trùm Thư là hai người con rể(Bà Quỳnh kể lại). Cuộc ly tán đầy nước mắt và thương đau; cảnh chia ly dưới bầu trời mưa phùn ảm đảm trong tháng mưa ngâu tại phi trường Gia Lâm.

      Sau năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt đã đẩy hàng triệu người ra biển đi tìm tự do và các con cháu Trung Thành một lần nữa phải xa xứ. Thông tin liên lạc giữa Nam và bắc VN mới được nối lại và các con cháu của bà Rĩnh kể lại câu chuyện sau đây

      Tất cả tài sản ruộng vườn, nhà cửa của ông bà Rĩnh bị tịch thu. Vừa trở về lại làng sau ý định vào Nam, Bà Rĩnh bị kết án thuộc thành phần địa chủ nên bị bắt nhốt trong một cái chòi ở góc đồng vắng, đêm đêm con cháu phải lén lút mang lương thực cho bà sống qua ngày. Nhưng xã chưa kịp đấu tố thì "Cải Cách Ruộng Đất"(CCRĐ) bãi bỏ vì quá nhiều máu của người dân vô tội đã bị đổ ra( Đọc "Đêm Giữa Ban Ngày" - Vũ Thư Hiên). Được thả ra nhưng quá sợ hãi, bà Rĩnh bị điên loạn tâm thần nên mỗi lần thấy ai tới gần kể cả con nít, bà đều chắp tay xá lạy. Chưa rõ ngày tạ thế của bà Rĩnh.



      Nhân câu chuyện này xin thắp lên nén hương lòng cho các người thân yêu ở miền Bắc đã bị chết một cách oan ức trong chương trình CCRĐ. Chính quyền Cộng Sản Bắc Việt không công bố chính thức về số người chết, nhưng người ta ước đoán phải chừng hơn 1 triệu người. Con số này có đáng tin hay không? Một nhà văn nổi tiếng VN là Tô Hoài vì là một nhân chứng sống trong giai đoạn CCRĐ. Ông là một trong những cán bộ đì về các xã thôn để thi hành, ông cho biết là chương trình CCRĐ rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc, ở mỗi làng phải chỉ định cho đủ túc số 10% dân thuộc thành phần địa chủ để đấu tố(Truyện "Ba Người Khác" của Tô Hoài),



      Nếu nói là dân số miền bắc hồi thập niên 50 có khoảng trên 10 triệu dân thì con số 1 triệu người chết vì CCRĐ cũng rất đáng tin cậy. Nếu đem so sánh hơn một triệu người vô tội ở Bắc Việt trong giai đoạn này với hàng triệu người Do thái bị Đức Quốc Xã tàn sát thì tại VN có lẽ kinh khủng hơn nhiều. Riêng làng Trung thành có tới hơn 90% di cư vào Nam nên số người bị đấu tố chưa được xác định.


      Rất mong các thân nhân còn sống tại làng Trung Thành bổ túc thêm.


      Ngô Ngọc-Nguyện


      Viết lại theo những lời kể của những nhân chứng còn sống nhân dịp năm 2007 về thăm VN

      Giáng Sinh 2010



      Bổ túc phần tiếng Anh cho các cháu không biết tiếng Việt



      After the French lost the battle of Điện Biên Phủ, they negotiated the 1954 Geneva Convention with the Communists to end the war. The agreement defined the 17th Parallel, the so-called “Bến Hải" River, as a de-militarized zone to separate Vietnam into two separate countries: North Vietnam and South Vietnam. North Vietnam was to be controlled by the Communists (the Social Republic of VN - ) and South Vietnam was to be controlled by the nationalists (the National Republic of Vietnam - ). The agreement said that during the 300 days after July 20th, 1954, the people of Vietnam had the opportunity to move to whichever Vietnam they wanted to live in. In reality, this clause was just on paper for the people in the North because North Vietnam, under the Hồ Chí Minh regime forbid anyone from North Vietnam to move to the South. Even so, nearly two million people in North Vietnam used this time to escape. They fled to the South, often with “empty hands” to try to rebuild their lives in South Vietnam, under the well-respected leader Ngô Đình Diệm. Other countries, especially the USA, helped them to escape and relocate.

      Returning to the story of the Rĩnh family, before the Geneva convention, Mr. and Mrs. Rĩnh and most of their big family had been exiled from the Trung Thành village, which is located to the southeast of Bùi Chu City. They went to live with the Hiet family in Hanoi (Mr. Hiệt is the Rinh’s youngest son). While they were there waiting to depart for the South, another son-in-law, Mr. Kính, tried to convince them to return to their village. Mr. Kính, who was influenced by the Communist regime, was able to travel freely between Trung Thành and Hanoi. He said that the new regime promised that would be safe and would come to no harm if they returned to their village.

      Mr. Rĩnh would not listen but his wife trusted the son-in-law and decided to return to the village. There were many tear-filled eyes within the big Ngô family as they argued about this and at the separation that followed. Mr. Rĩnh led a sad life after that with his son’s family in the South at the refugee settlement village Kim Châu – Ban mê Thuột. He died in 1958, four years after being separated from his wife. He had no further communication with her in the North and nothing was heard from her until 1975 when the country was reunited. The witnesses in the Trung Thành village told the following story about Mrs. Rĩnh.

      Right after she arrived back in the village, all the Ngô family’s properties were confiscated. Mrs. Rĩnh was arrested by the local government and put her in jail. The jail cell was a small bamboo hut in the corner of her big rice field. No one dared to approach the hut during the day but at night her grandchildren would try to sneak food to her, very poor food, which was all that was available. The local government was preparing to prosecute her as a landlord owner (ĐỊA CHỦ) because the Rinh’s had a lot of land in the village. However, during the time she was waiting for the trial, the head of the Communist government called off the land reform program (Cải Cách Ruộng Đất). Mrs. Rinh was released. After she was released, she apparently became mentally ill and later died, although there is no information about the date of her death.



      During the “Land Reform” program in the North, from 1950 to 1956 the Communist regime killed about a milion of their own people. Was this number too high? In fact, this Land Reform program was an exact replice of a mainland Chinese program. In the program, a team of Communist “comrades” would go to each village and execute 10% of the population. If the 10% quota was not met, the committee must select enough people to meet the quota. Who should they select? They chose people who were “simple capitalists”, such as someone who owned a tiny mud house or someone who had a small fish pond, etc. A newly-published book, “Ba Người Khác“ (2006 Dang Nang Publishing Co.) by Tô Hoài, describes the program. The author was one of the team members and, in the book, he describes what he saw during the “land reform” program. Between 1950 and 1954, the North had more than 10 million people. That one million people were killed is a very conservative number. When comparing the millions of Jewish people killed during World War II with the millions of peasants who were killed in Vietnam, the Vietnamese massacres were even more horrible. No list was kept of the people killed in our village, Trung Thành, but 90% of the people there fled their villages and went into exile in South Vietnam by 1954.



      Nguyen Ngoc Ngo

      Christmas 2010



      Phụ Chú: Trong dịp về quê năm 2013; cô Hồng là con gái bà cụ Quỳnh và là cháu ngoại của ông bà trùm Rĩnh có chụp được nhiều hình ảnh, nhưng hình cái máy bơm nước cũ kỹ này, đã rỉ sét và vẫn còn được xử dụng cho đến ngày này, tuổi đời cái máy này có lẽ cũng trên 100 năm rồi, nhưng qua hình ảnh này, nói nên một thời vàng-son, sự thịnh vượng, văn minh và cấp tiến của gia đình ông bà trùm Rĩnh.

      "Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

      Nền cũ lâu đài bóng tịch dương."*

      * Trích trong bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của bà Huyện Thanh Quan




      Di tích của một thời an-thịnh

      Mộ ông trùm Rĩnh tại giáo xứ Kim Châu-Ban mê Thuột



      Hình Chụp năm 2007 NNN


      Hình Chụp năm 2007 NNN


      Đây là Bia mộ ông bà cố Ngô Công Tự

      gồm có bà Trùm Rĩnh và hài cốt

      bà Tụng(trước)

      tại nghĩa trang giáo xứ Trung Thành
      xã Hải Vân tỉnh Nam Định


      Hình chụp năm 2018-NNN





      HOME | Contents | Bùi | Lương | Mai | Nguyễn | Ngô | Trịnh
      Kỷ niêm năm 2000 - Ngô Ngọc-Nguyện