Gia Phả OnLine




Họ Bùi
Họ Lương
Họ Mai Họ Mai (bổ túc-Thủ bút của cố Mai Xuân Trúc)
Họ Ngô


Họ Nguyễn
Họ Trịnh
Họ Vũ




Trang Chính Gia Phả
E-mail to Ngô Ngọc Nguyện

__________________________________


Sử-liệu liên quan đến Giáo Phận và giáo dân Bùi Chu


1. Các Vua Nhà Nguyễn và Công Giáo - LM Bùi Đức Sinh

2. Lịch Sử Ðịa Phận Bùi Chu - LM Trần Đức Huynh

3. Lược-sử Xứ Trung Thành Từ Khi Nhận Ánh Sáng Phúc Âm. - Ông Bùi Ngọc Riềm

4.Tử Đạo Của Ba Binh Sĩ Địa Phận Bùi Chu - LM Vũ Đình Trác

5. Danh sách Các Vị Tử Vì Đạo xứ Trung Thành - Ông Bùi Ngọc Riềm


__________________________________


Tham Khảo Về Phả Hệ Liên Tộc


1. Tham Khảo Về Việc Làm Cuốn Gia Phả - Ông Vũ Ngọc Hải


2. Phả Hệ Liên Tộc Online - Ngô Ngọc Nguyện


3.Bài ca vè họ Ngô - Cụ Ngô Ngọc Cầu


4.Đôi Dòng Về Ông Tổng Mão Qua Lời Tâm Sự Của Cụ Ngô thị Lộc - Ngô Ngọc Nguyện


5.Thương Nhớ Cụ Phan Văn Uy - do cháu Vũ Ngọc Hải ghi lại


Các Bút Tích Của Cụ Phan Văn Uy (Ngành bà bá Vũ)


1. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng - do Cụ Phan Văn Uy


2. Chúc Mừng Tân Linh Mục Phao Lô Phạm Việt Hưng II - do Cụ Phan Văn Uy


3. Ất Dậu Xuân Cảm Khái - trang 1


4. Ất Dậu Xuân Cảm Khái trang 2


5. Thâm Thù Nô Cộng Mãi Quốc


Các Tài Liệu Nghiên cứu


1. Lịch Sử Ðịa Phận Bùi Chu


VietnamNews Banner


Ðây là lược sử xứ Trung Thành từ khi nhận ánh sáng phúc âm.


Tác giả : ông Bùi Ngọc Riềm.

Lời nói đầu của tác giả:



Ngạn ngữ có câu: "Uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây", sách Nho rằng "Truy tư bảo bản". Rosa thi văn rằng:
Mộc bản thủy nguyên giai hữu tự,
Ðức cơ phúc chỉ khỉ vô do.
Mọi việc đều có nguồn gốc bắt đầu từ đâu ? Vậy nếu không biết nguồn gốc bắt nguồn từ đâu mà cứ báo, thì cũng là mờ mờ trống trống, hiểu biết như thuộc phạm vi thiêng liêng, với công việc có hình thể còn mới mẻ, hoặc qúa khứ chưa đến nỗi viển vọng, thì thật là thiếu sót. Bởi những lý do ấy, nên tôi đã cố gắng sưu tìm ghi chép nên mấy trang sau đây, tạ, gọi là lược sử của xứ họ, để trong họ trong xứ biết  những huấn nghiệp của cha ông tổ cố đã sáng lập nên như nếp xứ đường ngôi thánh điện Ðức Mẹ.

Ðây là công nghiệp lưu truyền của tiền nhân để biết ơn mà truy tư báo bản. Sau nữa cũng để làm gương cho con cháu sau này được soi mà bắt chước và cố duy trì lấy sự nghiệp của cha ông tổ cố đã làm vĩnh viễn lưu truyền mãi mãi.

Nhưng những điều ghi chép đây đa số là truyền khẩu, hoặc chép nhặt từng sự việc qua dời nọ sang đời kia, chứ không có sổ sách tự tích lưu truyền. Bởi đấy cho nên có nhiều điều thiếu sót, không thể nêu hết lên được những công việc cha ông đã làm, và những vị có hằng tâm hằng sản đời trước hoặc lẫn lộn việc trước nối sau việc sau nối trước. Vậy nếu ông bà nào có xem hoặc nghe đọc cũng thông cảm cho, mà nếu thấy những việc thuộc phần chủ yếu mà chưa nói lên được, xin cho tôi biết, để khi soạn lại có thể chu đáo đầy đủ hơn. Lại cũng xin các vị Tiền bối rông lòng đại xá cho con cháu nhũng điều thiếu sót ấỵ Sau nữa xin Chúa nhân lành trả công vô cùng cho những vị đã làm ơn làm phúc cho chúng tôi, và xin xuống phúc lành cho chúng tôi và con cháu chúng tôi mai sau.

Kỷ niệm năm thánh 1974 -Gioseph Bùi Ngọc Riềm.



Xứ Trung Thành trước gọi là xứ Kiên Trung, theo sử ký địa phận thì đã đứng riêng ra một xứ từ năm 1886 đời đức cha Thuận coi sóc địa phận. Song xư này đã dược nhận hạt giống đức tin có lẽ từ năm 1627 đến năm 1630 khi các đấng dòng TÊN sang giảng đạo. Mà xứ Trung Thành trước là một họ nhỏ, như họ Hà Lạn. Song họ Hà Lạn là đầu trong các họ khác, vì là cửa biển, tiện cho các Ðấng ra vào truyền bá đức Tin. Ðến đời các đấng thầy dòng thánh Ða-Minh sang nhận việc giảng đạo trong địa phận Trung, thì nhập họ Trung Thành và các họ thuộc khu Hà Lạn vào xứ Kiên Lao.

Ðến đời vua Minh Mạng câm đạo, các nhà thờ phải giải hạ và nhà xứ bị phá phách mất cả. Khi đạo được hồi phục, thì họ Trung Thành nhập vào miền Quất Lâm, sau lại vào miền Quần Phương. Kể từ khi xứ Trung Thành được lập lại là năm 1864 đến nay được hơn 136 năm.

Ðến đây tôi xin kể luôn các Cha về coi xứ từ trước đến nay để mọi người cùng biết. Ðầu tiên là cha già Khánh, cha già Ðức, Cha già Luật, cha già Doãn, cha già Trạch, cha già Nghiêm, cha già Nhượng, cha Cẩm, cha Trí, cha Phương, Cha Lịch cha giáo Khánh, cha giáo Bảo, cha giáo Ðường. Các Cha phó có Cha Diệu, cha Trí, cha Hoành, cha Phương, cha Triệm, cha Thiệp, cha Thi, cha Thông, cha Chúc.

Khi bắt đầu lập xứ Trung Thành thì có các họ, họ Ðức bà Rosa nhà xứ, họ Hưng Nghĩa, họ Hà Lạn, họ Hà Quang, họ Vân Tập, họ ông thánh GiuSe, họ ông thánh Gioakim, họ ông thánh Phanxicô, họ ông thánh Phêrô, họ bà thánh Anna.

Ðến phỏng năm 1920 thì họ Hưng Nghĩa và họ bà thánh Anna được biệt lập thành một xứ, gọi là xứ Hưng Nghĩa.

Ðến năm 1934 thì họ Hà Quang và họ Vân Tập được lập thành một xứ gọi là Hải Nhuận. Còn họ Hà Lạn thì vào xứ Phú Hải.

Cùng năm 1934, xứ Trung Thành còn có bốn họ: Họ Ðức bà Rosa nhà xứ, họ thánh GiuSe, họ thánh Gioakim, họ thánh Phanxicô. Còn họ thánh Phêrô tuy còn, nhưng chỉ còn vài ba người giữ đạo mà thôị Họ thánh Antôn khi ấy chưa được thành lập. Mãi đến đời cha già Bảo coi xứ thì đền thánh Antôn mới được chính thức lập là một họ.

Ðến năm 1959, đời cha cố Vinh đang coi xứ thì nhập thêm họ Nam Ðồng. Như vậy tới năm 1974, xứ Trung Thành có 7 họ:

1. Họ Ðức bà Rosa nhà xứ
2. Họ Thánh GiuSe
3. Họ Thánh GioanKim
4. Họ thánh Phanxicô
5. Họ thánh Antôn
6. Họ ThÁnh Khê
7. Họ Nam Ðồng

Ðấy là lược sử về toàn xứ, đến đâ tôi xin nói riêng về họ Ðức bà nhà xứ. Tôi kể riêng từng việc như làm nhà thờ, nhà xứ năm nào ? Ông nào làm trùm, để mọi người dễ nhớ.

Họ nhà xứ có thể nói là có người giữ đạo từ hơn 300 năm, phỏng năm 1630, đời vua Thanh đô vương, khi ấy là một họ nhỏ, thuộc tiểu khu Hà Lạn, sau lại nhập vào xứ Kiên Lao, mà TỔ cố ta cũng là người Kiên Laọ Xứ Kiên Lao đã có lâu đời lắm, theo sử ký địa phận, nhà phước Kiên Lao đã lập từ năm 1675. Ðời Chúa An Vương cấm đạo, năm 1682. Khi cha Thuận coi xứ đã bị đốt phá dữ dội, khi ấy họ ta có lẽ còn gọi chung là Kiên Laọ Theo gia phả họ Bùi khi mới lập trại Kiên Trung, chưa "phân sách" đã có người giữ đạo. Ðến đời ông Bùi Trọng Cát, ông Trần Trọng Qúi là người đứng đầu phân xã, là người đã đi tu, và đã có chức, như thế chắc chắn ông cha các vị đó đã có đạo rồi nhưng không rõ ông nào đã làm trùm khi ấy, vì không có sổ sách nào truyền lại. Mãi đến đời ông Bùi văn Sâm là cháu ông Bùi Trọng Cát thì có làm trùm họ Kiên Trung. trong mẫu đồ gia phả họ Bùi không thấy tên ông Cát theo lời của ông Mai Xuân Trúc.

Vậy cứ theo sử ký địa phận thì có lẽ đáng tin cậy hơn. Họ Trung Thành có người giữ đạo từ năm 1630 đời Thanh đô Vương rồi qua các đời An Vương, Uy Vương, mà ta có phép lập họ từ đời Ðức thầy Y, hoạc đức thầy Minh. Theo lời truyền thì nhà thờ khi ấy làm ở khu Mom San hô trước chùa Trà Trung, ở dất ông Nhuận và ông Tuy bây giờ, vì khi ấy vùng ta còn gần biển, phải làm nhà thờ nơi khu đất cao nhất.

Ðến năm 1803 khi giáo dân đã đông, thì nhà thờ lại được làm ở giữa họ ở đất ông Hiếu và anh Hoà bây giờ. Ðời ông Quí(1) và ông Lực làm trùm, chưa có cha nào ở hẳn coi sóc các việc thiêng liêng như làm phúc kẻ liệt, v.v... đều phải đón cha ở Kiên Lao.

Ðến năm 1857 đời vua Tự Ðức cấm đạo ngặt, các nhà thờ phải rỡ xuống chôn dấu, nhà thờ họ ta cũng chung số phận. Ðời ấy tuy đạo bị bách hại, sự giữ đạo khó khăn, nhưng họ ta cũng được vinh hạnh trong lích sử Giáo hội và địa phận.

Năm 1858 có ông binh Thể được phúc tử đạo đợt đầu thời vua Minh Mạng và đến năm 1862 được 31 đấng được phúc tử đạo đợt hai thời vua Tự Ðức đời đức cha Vinh coi sóc địa phận.

Ðến năm 1864 vua Tự Ðức ra chiếu chỉ tha đạo, đời đức cha Khang coi sóc địa phận kế tiếp là đức thầy Hoà, đức cha Thuận mà cha về coi xứ đầu tiên là cha già Khánh.

Ðời cha già Khánh coi xứ ta, ông Triệu họ Bùi làm trùm chánh, ông Hiểu họ Ngô làm trùm phó, ông Nhất họ Ngô làm xã cả, sự đạo đã thịnh hành, các ông mới vào Thanh Hoá lấy gỗ về làm nhà thờ và nhà xứ ở địa điểm bây giờ.

Ðến năm Tân Tỵ tức năm 1880, nhà thờ mới cất xong có bảy gian và nền nhà thờ còn thấp. Khu vực vườn nhà xứ là của bà Hiển và có một số người đạo đức bỏ tiền ra mua đất thêm cúng vào để làm nhà xứ nhưng chưa được rộng rãi như ngày nay.

Ban giám trương và trùm trưởng giứng tác làm được bốn nhà gỗ: một cái chính dành cho cha ở, cái nữa dành cho các thầy chú ở, cái thứ ba thì bỏ ngãi và cái thứ bốn dùng để chăn nuôi và thổi nấu.

Khu vực nhà thờ thì làm một nhà thờ chính, hai nhà rẫy hai bên nhà quán cư, hai gác chuông bàn thờ và hai gian kèo cột sơn son thiếp vàng như ngày nay.
Ðến năm 1889 thì hoàn thành, thời cha già Khánh, tiếp đến cha già Ðức, cha già Luật, cha già Doãn là thời gian làm nhà thờ, kế tiếp đến cha già Trạch.

Khi ông chánh Triệu, ông trùm Hiểu chết, thì ông tổng Mão làm trùm chánh, ông cai Lương làm trùm phó, ông Chung làm xã cả. Nền nhà thờ còn thấp và ngắn, các ông đi mua gỗ về nối ra hai gian và nâng cao lên hai thước nữạ Do lòng phấn khởi của mọi người, các ông ghép hai bên giại nhà thờ chạm thổ kiểu cách rất cầu kỳ, xây hai bức đầu bức cuối theo thời trang khi ấy cũng kể là cầu kỳ đẹp lắm. Bức cuối nhà thờ có ba chữ đại tự

ÐẠT VI LÂU
nghĩa là "Lầu đài Ða Vít". Câu đối hai bên cột chính là:

TRUNG TRINH MẪU ÐỨC ÐÔNG THĂNG NHẬT
THÀNH KÍNH NHÂN TÂM BẮC CỦNG THẦN

có nghĩa là :"Trung trinh Dức Mẹ như mặt trời mọc ở phương đông, thành kính lòng người tựa ngôi sao hướng về phương bắc. Câu đối này rất hay, vì có hai chữ TRUNG THÀNH đối nhau ở đầu, và ý nghĩa cũng rất là bóng bảỵ Câu đối hai cột ngoài là:

ÐỨC THỊNH HỈ NHƯ TẠI KỲ THƯƠNG
ÐẠO ÐẠI TAI TUẤN CỰC VU THIÊN

có nghĩa là Ðức thịnh vậy như ở trên cao, đạo lớn vậy thâu suốt tới Trời. Có hàm ý là sự cao lớn của nhà thờ và sự đạo đức. Hai tháp chuông cũng viết đại tự:

TẢ CHI NGHI HỮU CHI NGHI

có hàm ý rằng gọi là bên tả cũng phải gọi là bên hữu cũng phải, vì khi đi vào là bên phải thì đi ra là bên hữu, lại cũng có nghĩa là chẳng có bên tả hay bên hũu, có ý nghĩa chỉ sự thiêng liêng. Các ông lại giứng tác xây sân chung quanh nhà thờ, sắm hai cỗ kiệu, sắm các đồ cung phụng trong ngoài nhà thờ, như tượng Quan thầy, tượng chịu nạn lớn. Theo lời truyền th` chuông Nam to treo ở tháp trên là của cha Già Bùi Trí cúng. Chuông nam nhỏ treo ở cổng nhà xứ là của bà Hiển cúng. Ðất nền quán cu bây giờ là của ông Nghĩa cúng. Thời gian sửa nhà thờ lần sau là đời cha già Trạch coi xứ, tức năm Canh Tý 1900.

Từ khi cấm đạo ngặt cho đến làm nhà thờ lần trước là 22 năm, đến lần nối thêm hai gian và kê cao nền là 20 năm chẵn. Kể từ ông chánh Triệu làm trùm chánh dến ông cai Lương làm trùm chánh chừng ngót 40 năm thì nếp nhà thờ nhà xứ, mọi sự đã căn bản hoàn thành.

Từ ngày xứ Trung Thành được xứ cho đến bây giờ thì có đời ông chánh Triệu, ông trùm Hiểu, ông tổng Mão, ông cai Lương làm trùm, ông Nhất ông Chung làm xã cả là xuất sắc hơn cả. Khi ta được lập xứ là đời đức thầy Thuận 1864. Nhưng có sắc lập họ có lẽ từ đời đức thầy Khang 1865. Và có sắc lập hội Trái Tim Chúa Giêsu từ đời đức thầy Ðịnh chịu chức giám mục năm 1898 đến năm 1907, người già yếu nên về quý quán dưỡng lãọ Khi sửa nhà thờ năm 1900 đời cha già Trạch. Khi cha già Trạch đi, cha già Nghiêm về, người qua đời và táng xác ở nhà rẫy nam, đến cha già Nhượng về.

Khi ông tổng Mão chết, ông cai Lương nghỉ trùm chánh rồi, trong họ bầu ông Hùy làm trùm chánh, ông cai Ân làm trùm phó, cha già Tuệ là cha nhà quê cúng 14 đàng thánh giá, rồi cha già Lương cúng nhà Chầu, cách hai năm sau cúng thêm toà chầu trống sơn son thiếp vàng. "Hào Quang Mặt Nhật", các cha nhà quê cúng bình đưng Thánh Thể, chén thánh và các hoa nghi là của giáo dân sắm. Nhà các thầy, các chú ở bây giờ là của cha già Hiển, cha già Lương đã cúng cho nhà xứ làm nhà khách, đến đời cha giáo Ðường về coi xứ, mới dùng làm nhà ở như sẽ nói sau.

Cha già Nhượng đi, cha già Cẩm về, cha Già cẩm đi thì cha già Trí về. Ðời cha già Trí coi xứ có các cha phó là cha Phương, cha Hoành, cha Triêm, cha Thiệp. Cha Trí coi xứ ta từ năm 1909 đến năm 1933 là đời đức thầy Trung được kể là trường trị.

Ông trùm Hùy nghỉ, ông chỉ Nhu làm trùm chánh, ông cai Ân vẫn làm trùm phó. Thời cha Phương phó xứ thì người giứng tác sửa lại hai bên nhà rẫy, nhất là nhà rẫy Nam, người thường làm lễ ở đó. Khi ông Nhu nghỉ, ông Ân thay thế làm trùm chánh, ông Thao làm trùm phó. Họ lại mua thêm đất của ông Ngũ Di và bà giáo Năm rồi đào rộng hồ nhà thờ ra như ngày nay.

Các đá thước xây bậc hồ, một số là của chung nhà xứ, một số của ông bà Hậu Chí và ông bà ông Trùm Toại và các con cúng. Sửa sang các công việc này trong lúc ông Ân làm trùm chánh, ông Thao trùm phó và ông Miện làm xã cả. Ông Ân nghỉ, ông Thao lên làm chánh, ông Tòng phó, ông Miện vẫn làm xã cả. Ðời các ông này lại hô hào sửa lại quán cư đưa lùi về đằng tây, và đổ nền cao lên như bây giờ (Ðinh Mão 1926). Các ông còn giứng tác dảo lại mái ngói nhà thờ do ông chánh Thủy làm đốc công. Ðời cha già Trí người chăm sóc sửa vườn tược rất sạch sẽ, làm lại nhà cửa khu nhà xứ, trường học, nhà gạo, nhà ngang, nhà bông, xây lại nhà bếp và nuôi thêm nhiều thầy cậu bõ ngãi.

Khi ông Thao, ông Tòng nghỉ, bầu ông Huấn làm trùm chánh, ông Miện làm trùm phó, ông Phước làm xã cả. Thời kỳ này các cha già nhà quê cúng quả chuông tây to treo tháp dươi Nam, ăn mừng sầm uất vui vẻ lắm. Khi cha già Trí đi, cha Phương về, ông Phước nghỉ xã cả, ông Khả lên thay, thời gian này các ông vận động sơn thiếp lại hai cỗ kiệu do ông Tòng làm đốc công, khi hoàn thành ăn mừng rất to. Cha già Phương coi xứ ta từ 1930 đến 1936, người đã mua thêm đất vườn ông bát Hy lấp xuống ao hồ đằng đông, mở rộng khu vực nhà xứ, xây hiên nhà chính, xây nhà tiếp khách, sửa sang nhà dưới.

Khi đức cha Trung đã già yếu, thì có đức cha Cẩn giúp người, khi Ð.C. Trung qua đời, Ð.C. Hồ Ngọc Cẩn lên cai quản địa phận từ năm 1938 đến phỏng năm 1948 thì ngài qua đời. Ðức cha Nguyễn Bá Tòng coi thay cho đến khi ÐC. Chi thay thế, rồi cha Tĩnh, nay là ÐC. Cung chánh và Ð.C. Nhất phó. ĐC. Cung qua đời năm xxxx và hiện ĐC. Nhất là Giám mục chánh ÐP Bùi Chu cho tới nay.

Cha già Phương đi, cha già Lịch về, khi ông Huấn, ông Miện nghỉ, thì bầu ông Rĩnh làm chánh, ông Phước phó, Ô Khả nghỉ, ông Tài thay. Ðời cha già Lịch coi xứ tuy có một năm song phong trào tương thân thương ái đã chiếu cố. cụ thể khu Thái Minh đã lập điều lệ tương thân tương trọ. Người xem bản quy ước thì phê rằng: "Mỹ tại phong hoá" có nghĩa là "phong hóa tốt quá vậy thay". Cha già Lịch đi, cha già Khánh về, thời này từ 1938 đến 1943. Ðời các ông trùm Rĩnh, ông Phước ông Tài đã giứng giả xây rộng nhà thờ chống ra mõm kế, do ông bát Nho và ông quản Hoàn làm đốc công. Thời gian này các hội đoàn xứ ta rất là sầm uất như Hội Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, hội thánh Giuse chết lành, củng cố lại Hội Trái Tim Chuá Giêsu, hội Thanh Niên Công Giáo, hội Ca Vịnh, hội cầu nguyện, Nghĩa Binh trung hậu binh v.v... Các hội đều cố công bản và điều lệ sinh hoạt của hội. Hai hội Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thanh Niên Công Giáo, chẳng những có công bản, lại có hội quán và ruộng tư nũa của anh chiến sĩ trong hội.

Cha giáo Khánh là cha rất hay văn và khéo giảng. Ngài vận dụng cả thơ, cảnh ngộ. Nên khi hội ông thánh Giuse làm đơn xin phép quyên tiền làm toà thì Ngài phê cho đơn rằng:

Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân
Bản chức mong ai cũng có phần
Hằng sản hằng tâm dâng tiền cúng
Lập công lập đức dạ ân cần
Người lại phê trong bản qui ước lập hội ca vịnh khi mới lập rằng:
Tiên vàn phải có lòng thành
Lòng thành có thể thực hành nhời đoan
Nhời đoan kết hợp hội đoàn
Hội đoàn gìn giữ chu toàn trước sau.

Ðến năm 1944 Cha giáo Khánh đi, cha già Bảo về. ông Phước lên thay và bầu ông Ruyệt làm trùm phó. Ông xã Tài nghỉ và bầu ông Triêng làm xã cả, ông Phước nghỉ Ông Ruyệt thay thế, Ô Tài làm trùm phó ông Triêng nghỉ bầu ông Nhường làm xã cả.

Thời gian cha giáo Bảo coi xứ thì Ðức Cha Phạm Ngọc Chi coi sóc địa phận. Cha giáo Bảo coi xứ ta từ 1944 đến 1952. Cha giáo Bảo đi, cha giáo Ðường về, khi ông Ruyệt chết thì bầu ông Tài làm trùm chánh, ông Khả làm trùm phó. Khi thời gian "cải cách ruộng đất", ông Khẩn làm trùm chánh, ông Ðóa làm trùm phó. Thời các ông này giứng tác mua một số gỗ nghiễn để chuẩn bị sửa chữa nhà thờ.

Khi cha giáo Ðường đang coi xứ ta từ 1952 đến 1956, thời ông Ruyệt và Qua thời gian "cải cách" đến thời gian "sửa sai" thì cha giáo Ðường đi, cha cố Vinh về coi xứ đang đời ÐC. Phạm Năng Tĩnh 1956. Thời gian "sửa sai" thì các ông trùm Tài, trùm Khả lại phục hồi nguyên vị.

Khi ông Kính làm xã cả. Các ông bắt tay sửa lại mái nhà thờ, lấy số gỗ thời ông Khẩn, ông Ðóa mua sắm sửa lại hoành rui, đảo lại mái ngói do ông Thụy ông Huyên làm đốc công. Khi ông trùm Khả nghỉ, ông Nhường lên làm trùm chánh, ông Ðóa làm trùm phó. Sửa sang nhà thờ xong, lại tiếp tục sửa lại gian cung thánh, chữa lại bàn thờ, lát đá hoa, lắp cửa kính, cửa chớp gian cung thánh cho thanh quang mát mẻ.

Kế tiếp năm sau cha cố Vinh sửa lại và xây các nhà trong khu vực nhà xứ. Người xây một nhà ngang, để tạm làm nhà chính, một nhà dưới để chăn nuôi và thổi nấu, hai nhà đều trời trang. Người còn sửa lại nhà các thầy chú ở cao ráo ngay ngắn, xây giậu bậc đằng trước và hai hồi để cho đẹp và chắc chắn. Người lại xây sân đằng trước giậu hoa, phá bỏ những tàn tích hủy diệt, xây lại cho phong quang đẹp đẽ. Trong thời gian sửa chữa nhà xứ, ông quản Tịch làm đốc công, ông Huyên ông giáo Y, ông Cừ, ông Thông và một số các ông làm kế hoạch. Vì thiếu vật liệu lúc xây sử nhà xứ, các ông rỡ nhà rẫy lấy một số gỗ và một số gỗ cánh cửa quán cư để sửa.

Ông Nhường nghỉ trùm chánh thì bầu ông Thuỵ làm, ông Kính chết thì bầu ông Tuận làm xã cả. Ông Ðoá chết bầu ông Kính làm trùm phó. Thời gian này các ông giứng tác sửa lại nóc nhà thờ, thay ngói úp cho nhẹ, xây lại sân phía Nam, sửa lại vườn các vị Tử Ðạo, sắm dụng cụ nghi lễ như áo lễ, màn chầu, tu lý các dụng cụ trong nhà thờ, mua sắm thêm chén thánh, bình đưng thánh thể v.v...

Ông Thụy nghỉ, bầu ông Kim, làm trùm chánh, ông Kính chết bầu ông Liên làm trùm phó. Thời gain ông Kim chấp hành, xây rộng gian cung Thánh, sửa sang và duy trì đồ thờ phượng đã cổ, xây cấp cầu ao hồ nhà thờ.

Năm 1973 Ô. Kim nghỉ, ông Liên lên thay, ô Tuận lên làm trùm phó và bầu ông Biểu là con thứ của ông Tài làm xã cả. Thời gian ông Liên, ông Tuân từ 1973 đến tháng 4 1974, các ông giứng gỉa sửa lại sân chung quanh nhà thờ, xây giậu hoa, xây sửa một số nơi cần thiết để hợp vệ sinh. Tuy là xây sửa .v.v... nhưng công việc tương đối lớn, lại gặp thời gian khó khăn về dụng cụ kinh tế nên các ông phải khó nhọc cố gắng mới hoàn thành.

Khu vực nhà thờ họ Rosa, có một số các ông các bà trước đã có công xây dựng nhà thờ nhà xứ, nên khi qua đời, trong họ đồng ý cho an táng trong khu vực đất nhà thờ.

Vậy trên đầu nhà thờ thì táng 31 đấng Tử Ðạo như đã có bia ghi. Còn sân nhà thờ, kể từ trên đầu xuống ở phía Nam có mộ ông chánh Triệu thẳng gian thứ tư ra, rồi đến mộ bà Hiển ở giữa bậc lên xuống, nên không có xây mộ rồi đến mộ bà chánh Triệu ở gian thứ 5 ra, đến mộ ông Gia, mộ bà Trương Bảy. Mộ ông trương Bảy thì táng trong nền nhà thờ phiá bên Nam nhà thờ gian thứ ba kể từ cuối lên. Dưới cuối nhà thờ có 4 mộ lát đá, là mộ ông bà Ðích, bà cố Châu và bà Nhạc. Trong bậc quán cư có mộ ông Nghĩa. Sân trên may nhà thờ có mộ ông bà hậu Chí. Trong nền nhà rẫy nam có mộ cha già Nghiêm lát đá.

Phụ chú: Bài viết trên đây của ông Bùi Ngọc Riềm viết trước năm 1975, và chưa được cập nhật hoá. Theo chỗ chúng tôi được biết, Giáo xứ Trung Thành mới hoàn tất ngôi nhà thờ do sự đóng góp của con cháu các gia đình trên toàn thế giới. Rất nhiều người có công đức vào ngôi nhà thờ mới này, từ miền Nam cho tới Cao Nguyên VN, và tại ngoại quốc, ở Hoa Kỳ, phải nhắc tới ông bà Trần Ðình Phẩm, gia đình ông bà Ngô viết-Hòa và bà Ngô thị Thà ở Oklahoma; đại gia đình ông Ngô Viết Khang là cháu ông Trùm Rĩnh ở Louisiana là những hảo tâm đóng góp nhiều công-của để hoàn thành ngôi thánh đường mới này. (bà Phẩm là con gái ông Lang Viễn).

( đây là hình mới nhất về nhà thờ xứ Trung Thành hình chụp vào đầu năm 1999. Hình bên cạnh là linh mục Phạm Xuân Thi - Chánh xứ)